Tranggy

Đã lâu lắm rồi không viết blog bằng tiếng Việt, cũng như đã lâu lắm rồi không trằn trọc nửa đêm thèm cháo tim gan tía tô đầu ngõ, không tần ngần những câu văn Dumas, những nốt nhạc Sô-panh hay hoài cổ những Trịnh Công Sơn. Cuốn vào những bon chen của luận án, việc làm, những yêu đương chộn rộn, tôi đã lâu lắm rồi không còn biết nhớ, biết tương tư, biết tiếc. Thật lạ, khi mà tôi đã dành 15 năm thấm thía một tiếng "tiếc" để rồi trong vòng 5 năm sau đó tìm mọi cách xoá đi bài học thời thơ ấu. Trong phong cách sống của Mĩ - thứ mà ông ngoại thường hay gật gù gọi là "cách sống công nghiệp" - cái nuối tiếc không có chỗ. Nói đúng hơn, cái sự tiếc, hắn quá tốn kém: tốn thời gian, tốn tư duy, tốn trí nhớ, tốn ngủ. Cái đời sinh viên, chỉ cầu được ngủ cho đủ, ai mà dám chi ra chừng ấy thời gian để mà tiếc. Rồi đến lúc đi làm, từng giờ từng giờ tranh nhau tính vào hoá đơn khách hàng, tiếc trở nên quá tốn tiền, quá nhiều "opportunity cost." Tôi sợ rằng mình sẽ chẳng còn lúc nào mà ngồi thần ra hàng giờ, bó gối, gục đầu vào hai bàn tay để mà nhớ, để mà tương tư, để mà tiếc nữa. Vậy nên... còn hôm nay, còn giây phút này, sẽ hoang phí mà dành cho nuối tiếc vậy.

Có quá nhiều thứ để mà nhớ - tương tư- tiếc. Giống như lôi ra cái ngăn kéo lộn xộn của trí nhớ, tanh bành khắp nơi những mẩu kỷ niệm, chằng biết bắt đầu sắp xếp như thế nào. Thôi thì lôi được mẩu nào ra thì dọn mẩu đấy vậy. Này thì, những quá khứ đê huề...

Từ bé tôi đã mê văn, chắc chắn là từ khi mò mẫm được quyển Ba Người Lính Ngự Lâm đầy bụi và mọt trên gác xép của ông bà ngoại. Cả mùa hè tôi dí mắt kính đít chai vào những dòng chữ ố vàng, nào những đấu kiếm trên các cầu thang bí mật của điện Louvre, nào những nụ hôn vụng trộm chập choạng tối ở các cửa ô Paris, nào những đam mê và vỡ mộng. Bị đầu độc lãng mạn thế còn chưa chừa, suốt năm học tôi nướng tiền ăn sáng vào các tiệm sách cũ, chồng chất vào đầu các kiểu Ivanhoe, Đông Ki Sốt, Robin Hood, Tứ Quái TKKG. Tivi thì toàn Sinbad Thuỷ Thủ 7 Đại Dương, Bố Già, Vòi Bạch Tuộc. Thời thơ ấu của tôi là thế, đê mê trong các kiểu phiêu lưu, mơ mộng gặp đủ các kiểu người, ám ảnh sống lăn lóc trong các kiểu xã hội. Năm 10 tuổi tôi bắt đầu cuốn tiểu thuyết đầu tay, nguệch ngoạc ngòi bút tím trên những dòng kẻ ô li về công chúa này, rô bốt kia, phù thuỷ nọ. Đến khi tôi tốt nghiệp cấp 2, cuốn "tiểu thuyết" không ai đọc ấy đã ngót ngét 5000 trang giấy phổ thông, chứng kiến nét bút tôi chuyển đổi từ to kềch sang lăn tăn va giọng văn tôi khấp khiểng theo nhiều dòng ảnh hưởng. Cốt truyện chẳng đâu vào đâu, vì tôi mắc bệnh ba phải: sau khi đọc xong "Thời Thơ Ấu" của Marxim Gorki thì tôi hứng lên viết văn nội tâm; sau khi xem xong tập mới Ngũ Quái Sài Gòn thì tôi hung hăng lái hướng truyện về lũ trẻ em đường phố. Tiêu hao bao nhiêu mực giấy và lời mẹ la mắng "Sao mày không học bài toàn viết nhăng viết cuội" thế mà truyện vẫn còn dang dở. Cô công chúa Promina đã qua mấy đời tương tư mà vẫn chưa tìm được người yêu. Đến hè 2001, thi tốt nghiệp cấp 2 xong tôi không kèn không trống lê thê sang Mĩ, vứt bộ truyện trường kì lại trên gác xép. Hơn 5 năm rồi, tôi đã quên bẵng mình viết những gì, quên cả cái cảm giác thâu đèn giữa đêm viết say sưa như một Dumas trẻ thực thụ. 5 năm qua tôi đã gõ hơn 5000 trang bài vở, luận án, resume... nhưng có lẽ không bao giờ có thể viết với nhiều hưng phấn như 10 năm trước, loay hoay bơm mực Thăng Long để rồi nắn nót miêu tả nếp áo hay mái tóc của một cô công chúa ảo ảnh. Và... tôi tiếc.

Mỗi khi nhớ lại thời thơ ấu, tôi lại nhớ ba - có đúng hai kỷ niệm. Kỷ niệm thứ nhất là một đêm mùa đông, hai mẹ con tôi khi ấy còn sống ở khu tập thể E3 ở Bách Khoa, cái căn hộ hai phòng mà ông ngoại dành dụm cho. Tầng dưới nhà ông giữ xe có một dàn nhót rất sai quả, mỗi lần theo mẹ đến lấy xe bao giờ tôi cũng cố nhón chân nhón tay lên để hái trộm. Trước cửa nhà tôi có một cây hoa giấy, hồng ngần ngần, tôi và chị Tú hàng xóm hay hái hoa, xé ra cho vào nồi chảo nhựa bé xíu giả chơi đồ hàng. Năm ấy tôi vẫn còn học mẫu giáo. Đúng 7 giờ, chương trình Bông Hoa Nhỏ chiếu hình tôi múa cùng đội thiếu nhi trên Cung Văn Hoá. Đang ăn cơm, tôi mừng quá nhảy cẫng lên, làm đổ cả bát đang và dở. Mẹ từ trong bếp chạy ra, bực mình, thẳng tay tát làm tôi khóc nức. Đúng lúc ấy, chuông cửa reo. Mẹ tôi ngấp ngó hỏi, "Ai đấy?" "Anh đây!" Ba về! Hơn một năm rồi ba đi xa, bỗng dưng về không báo trước. Mẹ quệt nước mắt tôi, lau qua quýt tấm thảm, rồi hai mẹ con tức tưởi chạy ra mở cổng. Ba ôm một cái hộp giấy rất to, xoa đầu tôi cười mãn nguyện, "Đầu đĩa băng đấy!" Mẹ con líu ríu đón ba vào căn hộ. Nhà Tú bên cạnh thấy động hé cửa nhìn, tôi khoe với Tú, "Này nhà tớ có đầu đĩa băng nhé!" Mẹ cau mày véo vào tay tôi. Như mọi khi tôi chắc đã rơm rớm nước mắt. Nhưng hôm nay ba về... Kỷ niệm thứ hai, tôi nhớ rất rõ bóng ba đứng ngoài cửa, đầu đội mũ cối. Ba chìa tay qua song sắt ôm tôi, bảo, "Tuần sau ba sẽ về đưa con đi ăn đám cưới cô chú H. nhé." Tôi lúc đấy chắc khoảng 4, 5 tuổi. Tôi rất thích đi ăn đám cười, để được các bà răng nhuộm đen hay các ông đầu hói đội mũ bêrê chuyền tay cho quà. Thế nên tôi háo hức đợi ba về. Thế nhưng ba không về. Ba đi luôn. Chỉ còn mẹ cáu kỉnh dang tay tát, chỉ còn bà ngoại nước mắt ngắn dài than thở sao đời tôi sẽ khổ, chỉ còn đầu máy nhiễm bẩn chạy băng đứt quãng. Hơn 8 năm sau tôi mới gặp lại ba. Và... tôi tiếc.

Hai tuần trước, sau khi phê luận án về đạo Hồi ở Malaysia, tôi lững thững lôi google video lên giải trí - và tự dưng vấp phải cả bộ Bản Tình Ca Mùa Đông. Bộ phim Hần Quốc này đã cũ lắm rồi, bọn bạn tôi đã xem hết từ những năm 2002, và đã xong cái quãng đời rú rít "Bae Yong Joon!" Còn tôi, năm 2002 tôi vẫn còn hoang mang tìm đường bắt xe buýt ở New Orleans về nhà hay gãi đầu trước gương hàng giờ tập thi diễn văn. Năm 2002 tôi quên bẵng những ám ảnh tuổi thơ về Won Bin hay Bae Yong Joon hay hoàng tử Williams để ám ảnh hoà nhập vào cuộc sống Mĩ. Thế nên, tôi muộn mất 4 năm trong dòng đời Việt Nam. Mãi đến khi 2007 sắp gõ cửa tôi mới tìm lại được cái rú rít ôi Bae Yong Joon, rồi những lãng mạn và khóc lóc thật thường tình khi xem phim Hàn Quốc, rồi những mơ mộng vẩn vơ khi cuộc tình thời thơ ấu được nối lại... Thế nhưng, mối tình đầu của tôi đã qua rồi, và những cái lãng mạn lăng xê bởi phim Hàn Quốc đã không bao giờ đến. Và... tôi tiếc.

Và tôi rất tiếc - tiếc rằng thời thơ ấu đã qua, mối tình đầu đã qua, rằng tôi đã thấm thoắt 20 tuổi rồi mà tiểu thuyết đầu tay của tôi vẫn chưa thành. Thế nhưng, bù lại, tôi đã đi du lịch năm châu - đúng như tôi tưng mơ ước; tôi sẽ làm việc tại một công ty tư vấn luật kinh tế ở New York thành phố không biết ngủ - đúng như tôi từng mơ ước. Và mặc dù tôi không yêu ướt át như Bae Yong Joon trong phim Hàn Quốc, tôi rất và vẫn đang yêu - yêu đời, yêu được sống và yêu để sống.

Thế nên - tiếc nuối đối với tôi đã trở nên quá đắt đỏ. Tôi quyết định không tiếc nữa mà sẽ chuyển sang... tương tư. Tương tư từng giây phút đã qua để sống cho trọn vẹn. Sắp tới về Việt Nam, tôi sẽ vác sang Mĩ 5000 trang giấy của tuổi thơ và quá khứ, để gói lại quãng đời dang dở ấy. Nếu bạn muốn lãng phí thời gian đọc cuốn tiểu thuyết vẩn vơ này thì cho tôi biết - nào thì ta cùng ngẩn ngơ hoài cổ...

Labels: 1 comments | | edit post
Tranggy
I have a horrible memory of music; I am incapable of remembering any lyrics nor song titles nor who sing what. Yet I love to dance. I love to lock the door, turn up the themes n jump around until my heart speeds. If I hear beats I have to wiggle my shoulders or tilt my head or swing. Take me to the dance floor and I'll stay there till day breaks, till my head hurts and my feet sore. I love to dance by myself, as if no one and nothing else exists. It'd be nice but I do not need to dance in a group or with people I know. I do not like or need to dance with a man, nor to grind - unless I like you. I will not let u hold my hand, or put urs on my hip, unless I like you a lot. When Im moving I am unconscious of my booty my look my hair my boobs; I am simply enjoying. Here under dim lights we are all anonymous, strangers, free n loose. So do not ask my name or my phone number. Just move to the beats n stop being self-conscious.

I like to go to far away places, meet far away people. I like to get lost in long-winded alleys and stop for hours to watch a line of ants crossing the road. I like to breathe deep and live on the edge, without letting common sense slow my senses. If you are a taxi driver I'd probably ask you about your life and your kids. If you are a bouncer I'd probably make u laugh with some strange jokes. If you are the consulate I'd show up at your door everyday until you give me that visa. I hate failures n no, it's not cheating until u get caught. I like to taste new food n discover new knowledge. I get bored very fast so I must move on move on and renew myself seconds after seconds until Im bored of change. Then I'd fall asleep so soundly...

I am naturally curious and I like to ask a lot of questions, definitely philosophical (or cheesy) questions about love. I love in short intervals, planning nothing for the future n preparing to be just fine if we break up. I will try not to love you because love is hard to stop short. Yet if you make me fall in love, I'd love long n sweet like a first kiss. I am a maximizer when it comes to love - so we definitely will fight. But I can promise life will be colorful.

I am obsessed with cuff links. Jon, the basketball co-coach, asserted to me that cuff links look best on the floor, next to his shirt. But I disagree. Keep them on, and I'll smile at you so brightly that you'd feel like you're bringing sexy back.

If I cannot laugh I might as well be dead. If there're only 2 ways to do something I'd try to find a 3rd. If I cannot travel I'd suffocate. If I cannot be passionate I'd rather not be.

I am a contradiction and I like it. You should too. So dance with me - and I promise life will be colorful.
Labels: 0 comments | | edit post
Tranggy
I feel joy. Overwhelming, exhilarating joy that bangs against my chest, urging to be spilled out on others, so they can experience this same heavenly feeling. No, I did not just win the lottery, or land a job, or have exploding sex. Truth of the matter is, I have just headed out from my Political Science class.

Those of you who know me well have probably heard me ramble on about a certain Matthew Nelson, professor of PolSci at Bates, so young, so smart n so hot, whose lectures I attended religiously. Well, two years ago he moved to London for a new teaching position at the School of Oriental and African Studies (SOAS), and we, his converts, forever mourn this loss. Matt's lectures are the kind that drops students' jaws, smashes our heads into fresh ways to look at the world, and burns our hearts with the desire to be responsible citizens. Very few professors can do such transformation.

One particular conversation I recalled was a very impromptu talk we had on the staircase. Khoa and I were on the way to dinner, and bumped into Matt walking to his office. It was about 6pm, a chilly Maine winter night. Somehow, we started talking about power n responsibility on hungry stomachs, n very soon it launched into a full-scale conversation. Matt, bright-eyed n amused, looked at us squarely n concluded, "You are young n educated, therefore you are the intellectual 'elites' of the world. In that elitist status, you have power, n with that power comes responsibility."

I will never forget that one simple sentence which sent me joy, quiver, n the realization of my self-bought burdens. Those like Matt are the reason I go to college. I was hungry, n he dined n wined me with knowledge n hope for a higher, more sophisticated life.

Today, walking out from International Politics class, I experienced again the thrilling joy that twinkled my eyes n shivered my knees. Her name is Olga, another very young prof who knew how to hypnotize students with talks. Talks of something so far-reached like international order but so relevant to one's life. That is the trick.

"What is the state but a lion and a fox? The lion has to be there, but sud b sleepin. The fox, on the other hand, has to be always awake. The state cannot sleep. The lion must be always ready to kill, while the fox must know that most of the time it's not in his interest to kill."

"The state is a man in chain. As an individual, you hav the choice to die in the name of whatever, freedom, justice etc. But the state is a man in chain, the state simply cannot have the choice to sacrifice itself, because to die is to betray people who trust it. Think about yourself, you are 20, you are free spirits, free to live recklessly. But once you have a child, u simply can't entertain that life anymore because now someone depends on you. You have different reasons to live. So the state must live on, even if the preservance of its existence means committing evils. Politics, then, is never the choice between good and evil, thinking so is too idealistic. Politics is, in fact, the choice between committing 2 evils. "

"Love n betrayal are entertwined concepts. N that is just as a problem for democracy as for our lives. You'll find from historical evidences that it is a lot easier for us to betray our values in the name of love. Let's say that I am dying of hunger, n your piece of bread is there. Many people out there would rather die than eat that piece of bread. But if my child is sitting next to me dying of hunger, it is so much easier for me to betray my values in the name of saving my child. You'll see that in many instances, democracy is committing the same betrayal in the name of love - love for freedom."

"A man who is nothing but a political man would be a beast. Realists realize that each generation will probably produce a Hitler. But more so, there is a Hitler in each of us, our 2% of beast, and THAT is what matters in politics."

And that is how Bates feeds me.
Tranggy
Summer 2006 - unforgettable time. New York - unforgettable city. Here we love and laugh, dance on the street at the wake of dawn, breathe and be free. Here we lock eyes with excel worksheets, sweat in the metro and bargain on the pavements after spending a fortune on a meal or a dress. Here, I feel thrilled - like a real woman.

Summer summer. I keep calling its name, the calling of the wild, as if I can make it turn around. 3am on a Sunday nite. And when tomorrow comes, here we will be, scrambling to the metro to work, bulge our eyes in front of the tiny prints. As noon strikes, Hang Hon and Long U. will lobby me to sneak out for lunch, and Long will screech as I walk out of 1166 Avenue of the Americans, 10 minutes late but grinning so fashionably. We will hit our usual spot in Bryant Park, where salmon and scramble eggs perch my appetite. We will make jokes and laugh heartily as if nothing else exists. And just like that, we live it up in da game.

Last weekend we went to see Susanne Vega perform live in a tiny bar in East Village called Sidewalk (thanks to Caroline, my new friend introduced through Khang). Stretching my neck awkwardly through the crowd, I swung softly to the beats:

New York is a woman

And she'll make you cry

Because you're just
Another guy.

Here I felt small and anonymous, but somehow incredibly big.

I wonder, is this true, or is all just a lovely and awfully long dream?Won't I just wake up tomorrow dazed at the sunshine, puffy eyes and late for work? And even if the routine is all I get, if days after days I shall hurry down Steinway street to catch the steaming V while hunting restlessly for something quaint, I know with a convinction, or simply - with faith - that I shall regret nothing.
Tranggy

My loving gangs from Bates: Svitlana from Ukraine, Marta from Slovakia, Saify from Pakistan, Binit from Nepal, Shawna-Kaye from Jamaica and me.

I met them on those first days at Bates, and we have remained good friends throughout all those Maine winters and human dramas...

In fact, looking back, I feel like I have integrated them into my selfness. With Marta it was crazy adventures: the streets of New York, overnight at Mcdonald, and of course, Kingston, Jamaica. From her I picked up the zest for music and for life.

With Saify I had countless conversation about love. Saif is so full of love that he needed to spill it over. And Shawna with her screeching laugh. Shawna taught me how to dance, crack jokes and appreciate black men. Missing from the picture is Kristofer Johnsson from Sweden, pale, sarcastic, easily freaked out about small things yet funny and reliable as a man is capable of. We had a pact: when I am 40, if we are both still single, we'll get married. The pact, however, is gravely endangered as I found out from facebook that miss Shawna and my future husband are regularly exchanging secret messages. Hmmm :D

"Friends are the family you choose," said the taxi driver from one of them midnight drive home from NERA. I never really appreciate that truth until New York. "You know why they always say 'New York, New York'?", continued the taxi man, "Because everything here is double: you pay double the price, you have double the fun, you are surrounded by double the people but you feel double the loneliness."

So I learned 2 things: appreciate your friends, and, listen to your taxi driver.

New York, New York...
Tranggy

So they say, be careful what u wish for.

In 15 mins I will have been here for 11 hours, on my first day as an intern at NERA Economic Consulting. Welcome to the American dream.